Số người chơi: 2 - 6 người
Thời gian chơi: 20 - 40 phút
Độ tuổi: 8+
III. Bắt đầu trò chơi
Thời gian chơi: 20 - 40 phút
Độ tuổi: 8+
Trong Once Upon A Time, những người chơi tham gia sẽ thi nhau tạo ra 1 câu chuyện của riêng họ bằng cách sử dụng những lá bài mang yếu tố cổ tích, thần tiên. Người chơi bắt đầu sẽ là người kể chuyện, người đó sẽ cố gắng tạo ra 1 câu chuyện mạch lạt đến 1 kết thúc mà họ mong muốn bằng những thành phần huyền ảo của những lá bài ở trên tay họ. Những người chơi khác sẽ sử dụng những lá bài của mình để “ phá đám “ người kể chuyện và đoạt quyền kể chuyện từ tay người đó.
Mục đích chính của trò chơi là giúp cho mọi người có khoảng thời gian vui vẻ bên nhau và tạo ra 1 câu chuyện thú vị dựa trên trí tưởng tượng và sáng tạo của mọi người. Người chơi nào sử dụng hết toàn bộ bài trên tay và hướng đến 1 kết thúc phù hợp sẽ là người chiến thắng trong Once Upon A Time
Mục đích chính của trò chơi là giúp cho mọi người có khoảng thời gian vui vẻ bên nhau và tạo ra 1 câu chuyện thú vị dựa trên trí tưởng tượng và sáng tạo của mọi người. Người chơi nào sử dụng hết toàn bộ bài trên tay và hướng đến 1 kết thúc phù hợp sẽ là người chiến thắng trong Once Upon A Time
I. Mô tả sơ lược về trò chơi
Bắt đầu trò chơi, người đi đầu tiên sẽ bắt đầu kể câu chuyện của mình ( với vai trò người kể chuyện ). Bất cứ khi nào cô ấy đề cập đến 1 yếu tố có trong 1 trong số những thẻ bài trên tay, cô ấy sẽ đặt nó ngửa trên mặt bàn. Nếu người kể chuyện đề cập đến 1 yếu tố có trong những lá bài của người chơi khác, họ sẽ có quyền làm gián đoạn câu chuyện của người kể chuyện hiện tại và giành quyền kể chuyện tiếp theo. ( sẽ có những lá bài đặc biệt cho phép gây gián đoạn mà không cần phải đúng yếu tố được nói ra ). Khi 1 người chơi dùng hết lá bài trên tay mình và tạo ra 1 kết thúc hoàn hảo sẽ trở thành người chiến thắng.
II.Những thẻ bài
Có 2 loại bài trong trò chơi : thẻ bài “ Once Upon A Time “ ( hay được gọi là bài kể chuyện ) và thẻ bài “ Happy Ever After “ ( hay còn được gọi là bài kết thúc ). Mỗi người tham gia trò chơi sẽ được chia 1 thẻ bài kết thúc và một số thẻ bài kể chuyện.
1. Thẻ bài “ Once Upon A Time “
Mỗi là bài kể chuyện minh họa về một số nơi chốn, con người và những thứ sẽ xuất hiện trong câu chuyện của bạn. Bài kể chuyện được chia thành 5 nhóm :
Tên nhóm | Hình Thẻ Bài | Mô Tả | Tương Ứng |
Characters | Con người và sinh vật trong câu chuyện sẽ nói đến ( ví dụ “ nữ hoàng “, “ chó sói “ ) | ||
Thing | Những vật dụng quan trọng góp phần tạo ra câu chuyện của bạn ( ví dụ “ kiếm “, “ Thần chú “ ) | ||
Places | Địa điểm mà những nhân vật trong câu chuyện của bạn sẽ ghé đến ( ví dụ “ cung điện “, “ rừng rậm “ ) | ||
Aspects | Những yếu tố phụ miêu tả thêm cho các thành phần trong câu chuyện của bạn ( ví dụ “ vui vẻ “ , “ đáng sợ “ ) | ||
Events | Những thứ sẽ đột ngột xảy ra với những nhân vật trong câu chuyện của bạn ( ví dụ “ 1 cuộc thảo luận “, “ 1 buổi gặp mặt “ ) |
Mỗi thẻ bài kể chuyện đều được đánh dấu rõ ràng với tên của từng nhóm bài, và cùng với biểu tượng của nhóm bài đó.
Có một số thẻ bài kể chuyện đặc biêt được gọi là bài “ gây rối “ ( “ Interrupt “ ).
Bạn có thể sử dụng bài “ gây rối “ nhưng những lá bài kể chuyện bình thường khác. Những thẻ bài đặc biệt này cũng bao gồm những yếu tố kể chuyện, thuộc về 1 trong 5 nhóm thể loại ở trên. Hoặc là bạn có thể sử dụng chúng 1 cách đặc biệt : “ gây rối “ người kể chuyện sau khi người đó sử dụng lá bài kể chuyện trên tay họ. Việc này sẽ giải thích ở phần sau.
2. Thẻ bài “ Happy Ever After “
Mỗi thẻ bài kết thúc sẽ chứa đựng 1 kết thúc có khả năng xảy ra trong câu chuyện của bạn. Mỗi người chơi chỉ được nhận 1 trong những lá bài kết thúc và cố gắng hết sức tạo ra 1 câu chuyện phù hợp với kết thúc mà mình có trên tay. ( thêm hình )
III. Bắt đầu trò chơi
Chia bài cho mọi người. 1 thẻ bài kết thúc sẽ được chia cho từng người và sau đó sẽ chia những lá bài kể chuyện tùy thuộc vào số lượng người chơi :
2 người : 10 lá
3 người : 8 lá
4 người : 7 lá
5 người : 6 lá
6 người hoặc hơn: 5 lá
Sau khi hoàn thành việc chia bài, mọi người sẽ cùng nhau quyết định xem ai sẽ là người kể chuyện đầu tiên. Người này có thể là người già nhất trong nhóm chơi, người trẻ nhất hoặc là người có râu dài nhất. Hoặc các bạn có thể quyết đình người chơi đầu tiên bằng cách rút 1 lá bài kể chuyện. Người chơi nào có lá bài với chữ cái đầu tiên trong tên lá bài gần với thứ tự bắt đầu của bảng chữ cái Alphabet sẽ đi đầu tiên ( bỏ qua chữ “ A “ và “ The “ ). Chúng tôi khuyên những người sở hữu trò chơi nên quyết định phương pháp nào sẽ sử dụng trong xuyên suốt trò chơi.
Người chơi được chọn đi đầu tiên sẽ bắt đầu kể 1 câu truyện. Cô ấy có thể kể câu truyện của mình bất cứ kiểu nào miễn cô ấy thích. Mỗi khi cô ấy đề cập đến một thứ gì đó có trong thẻ bài cô ấy đang giữ trên tay, cô ấy được quyền sử dụng lá bài đó, đặt nó ngửa ở trên bàn chơi trước mặt cô ấy.
Mỗi lá bài được sử dụng nên được đề cập 1 cách rõ ràng, cụ thể trong từng câu nói, và phải có ảnh hưởng quan trọng đến với câu truyện bạn đang xây dựng. Bạn sẽ phạm luật nếu như sử dụng 1 lá bài nào đó trên tay mà trong câu truyện của bạn lại không hề mang yếu tố của lá bài đó.
Ví dụ:
Người kể chuyện : “…’ Bạn sẽ không bao giờ có thể đánh bại quỷ vương bởi vì hắn ta đang cư ngụ trong 1 cung điện bất khả xâm phạm ngay trên đỉnh của 1 ngọn núi rất xa “
Sau khi kết thúc lời nói, người kể chuyện được quyền sử dụng thẻ bài “ Cung điện “ ( hoặc “ vua “, thậm chí là “ ngọn núi “ ) bởi vì “ cung điện “ là 1 phần quan trọng trong lời kể vừa rồi.
Người kể chuyện : “…Anh ấy bắt đầu lên đường tìm kiếm ngọn núi ấy. Trên đường đi, anh ta gặp được rất nhiều ngôi làng kì lạ. Nơi đó có những thứ rất bình thường như những đàn ngựa, những người mặc áo lông cừu, bà mẹ kế, ếch, nhái… cho đến những thứ rất rất kì lạ khác như bọn người khổng lồ, chó sói và những con hưu cao cổ biết nói.Cuối cùng, sau chuyến hành trình khó khăn anh ấy đã đến được ngọn núi quỷ vương cư ngụ…”
Trong trường hợp này, người kể chuyện không được phép sử dụng những thẻ bài “ ngựa “, “ mẹ kế “, “ người mặc áo lông cừu “, “ ếch “, “ người khổng lồ “, “ chó sói “, “ hưu cao cổ biết nói “. Mặc dù những thẻ bài này đã được đề cập trong câu truyện của người kể, nhưng bởi vì chúng không xây dựng nhiều yếu tố quan trọng trong câu truyện nên chúng sẽ không được sử dụng.
Người kể chuyện có thể nói đến khi nào cô ấy bị một người khác “ gây rối “. Vẫn luôn có vài trường hợp 1 người kể chuyện bắt đầu lượt của mình và dùng hết toàn bộ lá bài trên tay để xây dựng câu truyện của mình trong 1 lượt mà không bị ai khác “ gây rối “ nhưng điều này rất khó xảy ra trong thực tế.
Qua lượt
Nếu như người kể chuyện hết ý tưởng, cô ấy có quyền kết thúc lượt kể chuyện của mình và nhường nó cho người khác bằng cách nói “ Qua lượt “. Người chơi qua lượt sẽ phải lấy thêm 1 thẻ bài kể chuyện ở chồng bài kể truyện ( Once Upon A Time ). Quyền kể chuyện giờ sẽ chuyển qua cho người bên trái của người vừa nhường lượt.
Gây rối
Có 2 cách chính cho những người chơi khác “ gây rối “ người kể chuyện.
1. Nếu người kể chuyện đề cập đến 1 thứ gì đó trong câu truyện của mình mà thứ đó xuất hiện trong một trong số những lá bài mà người khác đang giữ trên tay
Ví dụ : Người kể chuyện : “… và cô gái ấy bắt đầu chìm vào giấc ngủ dưới 1 cây cổ thụ mọc trong khu rừng ấy…”
Vào lúc này, người chơi giữ thẻ bài “ khu rừng “ được quyền sử dụng nó, cắt đứt câu truyện của người kể chuyện, chiếm quyền chơi và tiếp tục câu truyện đó theo ý của mình.
Người kể chuyện không cần phải sử dụng chính xác từ ngữ có trong thẻ bài để “ gây rối “ . Xem ví dụ sau : Người kể chuyện : “…và đức vua đáng kính đã bắt đầu có tình cảm với cô con gái của người thợ mộc ( sử dụng lá bài sự kiện “ 2 người yêu nhau “ ) và họ cưới nhau sau đó. 1 năm, 1 ngày sau ngày cưới, cô gái ngày nào đã sinh ra 1 bé trai kháu khỉnh…”
Vào lúc này người chơi nào giữ thẻ bài “ đứa bé “ hoặc “ hoàng tử “ có thể sử dụng chúng để “ gây rối “ người kể chuyện. ( bé trai là 1 đứa bé “ và con của vua là “ hoàng tử “ )
Chú ý : những người chơi khác không được quyền đoán trước khi người kể chuyện chưa nói hết lời.
Người kể chuyện : “… khi anh ấy đang đi lén lút xuyên qua hang động, bỗng anh ta nghe 1 âm thanh lạ từ trong sâu thẳm, 1 tiếng ngáy to và dài “
Người chơi khác không được xen ngang câu truyện với thẻ bài “ quái vật “ vào lúc này, bởi vì tiếng ngáy có thể xuất phát từ con gấu , phù thủy, hay là những âm thanh quái lạ do tiếng nước chảy của 1 dòng sông trong hang động gây ra
2. Khi người kể chuyện sử dụng 1 thẻ bài, cô ấy có thể sẽ bị “ gây rối “ bởi những người chơi khác nếu trên tay họ có lá bài “ gây rối “ có cùng nhóm với thẻ bài người kể chuyện vừa sử dụng.
Cho 1 ví dụ, thẻ bài “ gây rối “ thuộc nhóm “ đồ vật “ có thể được quăng ra sử dụng để ngăn chặn người kể chuyện khi người kể chuyện vừa sử dụng lá bài thuộc nhóm “ đồ vật “ ( Chú ý : không cho phép những người chơi khác “ gây rối “ người kể chuyện khi cô ấy đã đề cập đến thứ ấy trong câu truyện của mình. Thẻ bài “ gây rối “ chỉ được phép sử dụng khi người kể chuyện vừa sử dụng xong 1 thẻ bài kể chuyện )
Khi người kể chuyện bị “ gây rối “, cô ấy phải kết thúc lượt kể chuyện của mình ngay lập tức và lấy thêm 1 thẻ bài trong chồng bài “ kể chuyện “. Người vừa “ gây rối “ sẽ tiếp tục câu truyện đang bị dang dở giữa chừng. Mọi thứ được người kể chuyện mới kể phải phù hợp với câu truyện đang dang dở trước đó.
Những trường hợp thay đổi người kể chuyện
1. Nếu người kể chuyện không thể kể tiếp câu truyện của mình quá 5 giây thì cô ấy sẽ mất lượt của mình. Ngay lập tức, lượt kể chuyện của cô ấy sẽ chuyền qua cho người bên trái và cô ấy sẽ phải lấy 1 thẻ bài kể chuyện ở chồng bài.
2. Nếu người kể chuyện bắt đầu nói dông dài, lan mang, cố gắng tạo ra một sự kiện, thứ gì đó nhưng lại mâu thuẫn với cái đã kể trước đó thì người ấy cũng sẽ mất lượt kể chuyện. Sau đó, cô ấy phải rút 1 thẻ bài từ chồng bài kể chuyện và người kế bên trái cô ấy sẽ tiếp tục đóng vai người kể chuyện.
( chú ý quan trọng : 2 luật trên đây chỉ nhằm muốn mọi người có thời gian chơi thật vui vẻ, không kéo dài quá lâu và tạo ra 1 câu truyện vừa vui nhộn vừa hợp lí. Các bạn không nên lợi dụng nó để cướp quyền kể chuyện từ những người đang trên đà chiến thắng, hoặc những người trẻ tuổi, những người không có tài ăn nói tốt )
3. Nếu có 1 người nào đó cố tình “ gây rối “ và việc “ gây rối “ đó không chính xác thì người vừa “ gây rối “ sẽ phải hủy lá bài “ gây rối “ của mình đồng thời rút thêm 2 lá từ chồng bài “ kể chuyện “.
4. Nếu như có 2 người “ gây rối “ cùng 1 lúc, thì người “ gây rối “ thành công trước sẽ được quyền dành quyền kể chuyện, người còn lại sẽ không bị phạt như ở trên trong trường hợp này.
IV. Kết thúc trò chơi
Khi người kể chuyện sử dụng hết thẻ bài “ kể chuyện “ ở trên tay, tiếp theo cô ấy được phép sử dụng thẻ bài “ kết thúc “ để kết thúc câu truyện. Cái kết này phải hợp lý với câu truyện được xây dựng xuyên suốt trò chơi và có phải có ý nghĩa. Sau khi sử dụng bài “ kết thúc “ thành công, trò chơi dừng lại ngay lập tức và người nào không còn bài trên tay sẽ dành chiến thắng.
Người kể chuyện đôi khi không nhất thiết phải giới thiệu các yếu tố cần thiết cho cái kết trước khi sử dụng nó. Người kể chuyện được phép thêm 1,2 tình tiết cho phù hợp với cái kết của mình khi ra thẻ bài “ kết thúc “.
Những người chơi khác nên suy nghĩ và thống nhất với nhau xem cái kết đó có phù hợp hay chưa. Nếu cái kết đó không được mọi người tán thành thì người kể chuyện phải rút thêm 1 thẻ bài “ kết thúc “ mới và 1 thẻ bài “ kể chuyện “ khác và lượt kể chuyện sẽ được giao cho người bên trái của người kể chuyện vừa rồi.
( chúng tôi khuyến khích các bạn không nên áp dụng luật này quá nghiêm khắc cho những người chơi trẻ, thiếu kinh nghiệm, ...trừ khi cái kết của câu truyện quá bất hợp lí )
V. Luật biến thể:
Nhiều kết thúc
IV. Kết thúc trò chơi
Khi người kể chuyện sử dụng hết thẻ bài “ kể chuyện “ ở trên tay, tiếp theo cô ấy được phép sử dụng thẻ bài “ kết thúc “ để kết thúc câu truyện. Cái kết này phải hợp lý với câu truyện được xây dựng xuyên suốt trò chơi và có phải có ý nghĩa. Sau khi sử dụng bài “ kết thúc “ thành công, trò chơi dừng lại ngay lập tức và người nào không còn bài trên tay sẽ dành chiến thắng.
Người kể chuyện đôi khi không nhất thiết phải giới thiệu các yếu tố cần thiết cho cái kết trước khi sử dụng nó. Người kể chuyện được phép thêm 1,2 tình tiết cho phù hợp với cái kết của mình khi ra thẻ bài “ kết thúc “.
Những người chơi khác nên suy nghĩ và thống nhất với nhau xem cái kết đó có phù hợp hay chưa. Nếu cái kết đó không được mọi người tán thành thì người kể chuyện phải rút thêm 1 thẻ bài “ kết thúc “ mới và 1 thẻ bài “ kể chuyện “ khác và lượt kể chuyện sẽ được giao cho người bên trái của người kể chuyện vừa rồi.
( chúng tôi khuyến khích các bạn không nên áp dụng luật này quá nghiêm khắc cho những người chơi trẻ, thiếu kinh nghiệm, ...trừ khi cái kết của câu truyện quá bất hợp lí )
V. Luật biến thể:
Nhiều kết thúc
Trong phiên bản này, khi bắt đầu trò chơi, mọi người sẽ được phát 2 lá kết thúc. Các bạn sẽ được lựa chọn 1 trong 2 thẻ bài “ kết thúc “ đó để sử dụng trong quá trình chơi. Điều này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều lựa chọn hơn trong chiến lược của bạn và nhằm cân bằng trò chơi hơn trong trường hợp có một vài người chưa có kinh nghiệm xây dựng câu truyện.
Thay đổi kết thúc
Nếu như đang trong lượt kể chuyện của bạn, bạn được phép giao quyền kể chuyện qua cho người bên trái. Sau đó, bạn có khả năng hủy bỏ đi thẻ bài “ kết thúc “ trên tay của mình để lấy 1 thẻ “ kết thúc “ khác. Nhưng đồng thời, bạn sẽ phải nhận thêm 1 mức phạt là phải rút 2 thẻ bài “ kể chuyện “ thay vì một như thông thường. ( bạn không được phép hủy bài “ kể chuyện “ và bài “ kết thúc “ cùng một lúc )
Nguồn: TGBG
http://boardgame.vn/board-game/once-upon-a-time-89
Nhận xét